Âm vị học Phương ngữ Yukjin

Phương ngữ Yukjin có 8 nguyên âm, ứng với 8 nguyên âm trong tiếng Triều Tiên Seoul chuẩn.[19] Trong phương ngữ Yukjin, nguyên âm wo ([o] trong tiếng Seoul chuẩn) mở hơn, còn u ([ɨ~ɯ] trong tiếng Seoul) lùi về sau hơn.[4] Trong khi ở tiếng Triều Tiên Seoul, nguyên âm /ʌ/ của tiếng Triều Tiên trung đại luôn trở thành /a/ trong âm tiết đầu của từ, trong Yukjin, /ʌ/ trở thành /o/ sau phụ âm môi.[20]

Với một số người nói, có thêm một nguyên âm nữa, chuyển tự là [ï], nằm giữa u [ɨ] và i [i].[21] Nguyên âm này là giai đoạn giữa của chuỗi biến âm uy [ɨj] > [ï] > i [i] mà ở một số người nói chưa hoàn tất. Chuỗi biến âm này đã hoàn tất ở thế hệ người nói trẻ tuổi.[22]

Giống tiếng Triều Tiên Seoul, Yukjin có hệ thống hài hoà nguyên âm giới hạn: nếu nguyên âm cuối cùng (hay duy nhất) trong thân động từ mà là /a/, /o/, hay /ɛ/ thì hậu tố gắn với thân động từ này có thể bắt đầu bằng nguyên âm a-. Các thân động từ khác nhận hậu tố tha hình bắt đầu bằng ə-. Hệ thống hài hoà nguyên âm đơn giản này đang trải qua thay đổi với người nói trẻ tuổi ở Trung Quốc: cả thân động từ kết bằng /p/ và thân động từ đa âm tiết kết bằng /u/ cũng có thể nhận hậu tố bắt đầu bằng a-.[23] Đây là một điểm khác biệt mới hình thành giữa phương ngữ Yukjin và tiếng Triều Tiên Seoul.[24]

Trong phương ngữ Yukjin, phụ âm c thường mang giá trị là [ts] như thường thấy ở Bắc Triều Tiên. Nó thường được đọc là [tɕ] khi đứng trước /i/ và cả cụm phụ âm-âm lướt cy- cũng thường được đọc là âm tắc xát [tɕ].[25] Trong dạng Yukjin ở các nước hậu Xô Viết, âm vị /l/ (đọc là âm vỗ [ɾ] ở giữa hai nguyên âm và [l] ở các vị trí khác trong hầu hết phương ngữ tiếng Triều Tiên) luôn được đọc là [ɾ] hay âm rung [r], trừ khi theo sau nó là một âm vị /l/ nữa.[26] Trong dạng Yukjin ở các nước phi Xô Viết, /l/ luôn là [ɾ] ở giữa hai nguyên âm, còn ở vị trí khác thì có sự biến thiên giữa [ɾ] và [l].[27]

Nhiều đặc điểm của tiếng Triều Tiên trung đại còn lưu giữ trong phương ngữ này:[lower-alpha 4]

  • sự lưu giữ hệ thống trọng âm âm vực (pitch accent), cũng tồn tại trong phương ngữ Hamgyong và phương ngữ Gyeongsang miền nam[26]
  • sự phân biệt giữa s- và sy-, chỉ được lưu giữ ở phương ngữ Yukjin[28]
  • sự vòm hoá t(h)i-, t(h)y- thành c(h)i-, c(h)- không xảy ra[29]
  • sự lưu giữ n- trước i và y[28][29]
  • lưu giữ sự biến thiên ở thân danh từ khi theo sau nó là hậu tố bắt đầu bằng nguyên âm, ví dụ ở phương ngữ Yukjin namwo "cây", nangk-ey "trên cây" (namwo và namk-oy trong tiếng Triều Tiên trung đại, namwu và namwu-ey trong tiếng Seoul)[30]

Ở vài mặt, phương ngữ Yukjin còn nguyên thuỷ hơn tiếng Triều Tiên trung đại thế kỷ XV.[31]Ví dụ, tiếng Triều Tiên trung đại có ba phụ âm xát hữu thanh /ɣ/, /z/, /β/, đã biến mất trong hầu hết phương ngữ hiện đại.[32] Bằng chứng từ sự phục dựng nội tại cho thấy rằng những phụ âm này xuất phát từ quá trình nhược hoá (lenition) ba phụ âm /k/, /s/, /p/ tại vị trí hữu thanh.[33] Phương ngữ Yukjin thường giữ /k/,[34] /s/, /p/ trong những từ sau:[35][lower-alpha 5]

Sự đối ứng phụ âm ở vị trí nhược hoá[38][lower-alpha 4]
NghĩaTiếng Triều Tiên trung đạiPhương ngữ SeoulPhương ngữ Yukjin
báo, thông báo알외   alGwoy-   /alɣoj/  아뢰   alwoy-   /alwe/  알귀   alkwuy-   /aɾkwi/
mùa thuᄀᆞᅀᆞᆯ   kozol   /kʌzʌl/  가을   kaul   /kaɯl/  가슬   kasul   /kasɯɾ/
sâu tằm*누ㅸㅔ[lower-alpha 6]   *nwuWey   *nuβəj  누에   nwuey   /nue/  느베   nupey   /nɯpe/

Tương tự, từ twǔlh 'hai' trong tiếng Triều Tiên trung đại là từ đơn âm tiết, nhưng âm vực thăng/đi lên (thể hiện bằng dấu ˘) cho thấy rằng nó bắt nguồn từ một từ song âm tiết với âm vực cao ở âm tiết thứ hai. Một vài bằng chứng từ tiếng Triều Tiên cổ cũng ủng hộ cho việc từ này từng có hai âm tiết.[39][40] Một vài dạng Yukjin có twuwúl, lưu giữ dạng song âm tiết cổ hơn.[40] Phương ngữ này được mô tả là một vùng nguyên thuỷ về mặt âm vị.[4]